QTKD K3/2009
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

bai giai bai tap, cac ban nghien cuu nha

Go down

bai giai bai tap, cac ban nghien cuu nha Empty bai giai bai tap, cac ban nghien cuu nha

Bài gửi  chuhuong Thu May 26, 2011 4:54 pm

CHƯƠNG II
Toán về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh


Bài 2: Cho số liệu về năng suất lao động của 02 quốc gia như sau:
Quốc gia I II
X ( Sp/người -giờ) 4 1
Y (Sp/người -giờ) 3 2
Hãy xác định:
a. Cơ sở mậu dịch của 02 quốc gia?
b. Mô hình mậu dịch của 02 quốc gia?
c. Khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 quốc gia?
d. Lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia nếu tỷ lệ trao đổi là 4X:4Y
e. Với khung tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích của hai quốc gia bằng nhau?
Bài giải
a) Cơ sở mậu dịch
+ Xét trên lợi thế tuyệt đối thì Quốc gia 1 hơn Quốc gia 2 cả về Gạo lẫn Lúa Mì, vì thế theo Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith sẽ không có giao thương xảy ra.
+ Công thức tính lợi thế tuyệt đối,
- Gọi a1, a2 lần lược là sản phẩm X của quốc gia 1 và quốc gia 2, gọi b1, b2 lần lược là sản phẩm Y của quốc gia 1 và quốc gia 2
- Xét a1a2 so với b1b2 Nếu
* a1a2 > b1b2 => Quốc gia 1 có lợi thế SP X, Quốc gia 2 có lợi thế SP Y
* a1a2 < b1b2 => Quốc gia 2 có lợi thế SP X, Quốc gia 1 có lợi thế SP Y
Quay lại bài, ta có :
41 > 32 => Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về SPX
Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về SPY

b) Mô hình mậu dịch của 2 quốc gia
- Nếu quốc gia nào có LTSS về sản phẩm nào thì sẽ sản xuất SP đó, xuất khẩu SP đó, nhập khẩu SP còn lại
Quay lại bài, ta có

Quốc gia I : Sản xuất X, xuất khẩu X, nhập khẩu Y
Quốc gia II: Sản xuất Y, xuất khẩu Y, nhập khẩu X

c) Khung tỷ lệ trao đổi : nhìn hình trên ta có thể thấy
Quốc gia I sẽ chỉ chấp nhận đổi nếu 4 tấn X phải lớn hơn 3 tấn Y
Quốc gia II sẽ chỉ chấp nhận đổi nếu 2 tấn Y phải lớn hơn 1 tấn X
Vì thế ta có công thức
3Y<4X
1X<2Y


3Y<4X<8Y ( quy đồng 2 vế theo X)
<==> 3X<6Y<8X ( quy đồng 2 vế theo Y)

d) Lợi ích mậu dịch khi 4X = 4Y
Ta suy nghĩ như sau
Quốc gia 1 : khi mậu dịch xảy ra, thay vì sản xuất Y chỉ được 3Y thì sản xuất X được 4X, sau khi trao đổi thì lời được 1Y
Quốc gia 2 : khi mậu dịch xảy ra, thay vì sản xuất X chỉ được 1X thì sản xuất Y được 4Y đổi lấy 4X lời được 2X = 4Y ( chiếu lên khung, 1X = 2Y => 2X =4Y)
Cách ghi như sau
QG1 xuất khẩu 4X đổi được 4Y lời được 1Y
QG2 xuất khẩu 4Y đổi được 4X lời được 2X = 4Y

e) Lợi ích của 2 Quốc gia ngang bằng nhau :
- Giữ lại số giữa 2 dấu, mang số đầu và cuối ra sau rồi chia cho 2
Nếu lợi ích đi từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 ( theo khung tỷ lệ trên thì là phương trình 1) ta sẽ có 4X = (3Y + 8Y)/2 = 5,5Y
=> Lợi ích sẽ ngang bằng nhau là 4X = 5,5Y
Nếu đi từ quốc gia 2 sang quốc gia 1 ( theo khung tỷ lệ trên thì là phương trình 1). Ta sẽ có 6Y = (3X + 8X)/2 = 5.5X
=> Lợi ích sẽ ngang bằng nhau là 6Y = 5,5X

CHƯƠNG V
HÀNG RÀO THUẾ QUAN
Bài 1:
Cho hàm cung và hàm cầu về sản phẩm giày thể thao của Việt Nam như sau:
QD = 500 – 20P
QS = 60P – 300
Trong đó, P là giá giày (dvt: USD/đôi); giá giày thế giới Pw = 5USD/Đôi
Yêu Cầu :
a) Xác định giá cân bằng tự cung tự cấp và số lượng giày ở Việt Nam.
b) Xác định giá cân bằng tự do mậu dịch, số lượng cầu, số lượng cung và nhập khẩu giày của Việt Nam.
c) Xác định mức gia tăng thặng dư của người tiêu dùng và giảm thặng dư của nhà sản xuất do kết quả của mậu dịch tự do.
d) Thuế quan 2,5USD/đôi giày nhập khẩu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá nội địa, số lượng giày được sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu.
e) Xác định thu nhập từ thuế quan của chính phủ và tổn thất ròng của nền kinh tế do thuế quan.
f) mức thuế suất theo giá trị nào có thể trở thành ngăn cấm?

Giải
+ Qd = Qs <=> 500 – 20P = 60P – 300 => PE =10 USD/đôi
=> Qd = Qs = 300 Ta có điểm A(10,300x)
+ P = 5 => Qd = 400 Ta có điểm B (5,400x)
=> Qs = 0 Ta có điểm C(5,0x)
=> Nhập khẩu = Qd – Qs = 400 – 0 = 400
+ Vẽ biểu đồ : Xác định 3 điểm A (10,300) B( 5,400) C(5,0) và nối chúng lại với
nhau
a) Trước khi có thương mại xảy ra
+ Cân bằng tại điểm A (10,300x) giá là 10 USD, số lượng là 300x đôi giày
b) Khi thương mại xảy ra
PE = Pw = 5USD
Qd = 400x => đường tiêu dùng
Qs = 0x => đường sản xuất
=> nhập khẩu 400x – 0x = 400x đôi
Kết luận :
Khi TMTD xảy ra :
Giá giảm : 10 USD => 5USD
Tiêu dùng tăng : 300x => 400x
Sản xuất giảm 300x => 0
Nhập khẩu tăng 0 => 400
c) Xác định thặng dư : Gọi I (10,0)
Ta có
Thặng dư tiêu dùng tăng = diện tích IABC = [(300+400)x5]/2 = 1750
Thặng dư sản xuất giảm = diện tích IAC = (300 x 5)/2 = 750
d) Thuế quan 2,5 USD làm cho giá P tăng từ 5 -> 7,5 USD
Qd = 350, Qs = 150, NK = 350 – 150 = 200
KL: việc đánh thuế quan 2,5USD làm cho
P tăng từ 5 => 7,5USD
TD giảm từ 400 => 350
SX tăng từ 0 => 150
NK giảm từ 400 = > 200
e) Xác định thu nhập thuế quan chính phủ và tổn thấp ròng
Gọi K (7,5 ; 0) E(7,5 ; 150) F (7,5 ; 350) H (5, 350) D(5,150)
Ta có
+ Thặng dư tiêu dùng giảm = diện tích KFBC = [(350+400)x2,5]/2 = -937,5
+ thặng dư sản xuất tăng = diện tích CKE = 150x2,5/2 = +187,5
+ Ngân sách chính phủ tăng = diện tích EFHD = +500
+ Tổn thất ròng = dt CED + dt HFB = -250
f) Mức ngăn cấm nhập khẩu => P =10 <=> Thuế suất tăng thêm 2,5 USD
chuhuong
chuhuong

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 08/05/2011
Age : 50
Đến từ : thành phố Hồ Chí Minh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết